Chuyển đến nội dung chính

Jewelry & Jewelry Materials

Càng ngày càng khó phân biệt được khuyên chất lượng cao và chất lượng thấp vì nhiều hãng sản xuất còn tự đánh lừa thợ xỏ rằng khuyên của họ tuân thủ theo ASTM, cách tốt nhất bạn hãy mua và sử dụng các hãng sản xuất khuyên uy tín được APP công nhận. Chất lượng khuyên tốt có thể tăng khả năng chữa lành lên nhanh chóng.

 

Sự khác biệt của Titanium G23 và ASTM F136 

  • Tiêu chuẩn G23 được chỉ định rộng rãi cho các mục đích thương mại, kỹ thuật và công nghiệp. Để cấy ghép vào cơ thể con người thì thông số phải đạt ASTM F136, ASTM F1295, ASTM 67 (Đối với titan)
    ASTM F138 (Đối với thép)
  • Đối với việc tiếp xúc cơ thể con người như cấy ghép phẫu thuật thì bạn sẽ muốn chất liệu Titanium dùng để cấy ghép vào cơ thể của mình được chứng nhận từ nhà cung cấp nguyên liệu thô theo tiêu chuẩn F136 hoặc F67 và hoàn thiện sản phẩm theo F2791 và F86. Điều này sẽ có lợi cho bạn vì nó được xác nhận an toàn.

F136 và F67 là hai thông số duy nhất hiện đang sản xuất trang sức với quy mô lớn. 

 Cấp và các mô tả chung: Ví dụ gọi khuyên này là Titanium thì khách mặc định đó là khuyên xịn và an toàn nhất là không phải! Nên nếu chỉ nói về vật liệu thì Titanium là vô nghĩa đối với chúng ta khi chúng ta cần chỉ định một chất liệu sinh học an toàn.

 Tránh nói khuyên này là titanium cấp cấy ghép (titanium implant grade), phải đầy đủ là khuyên này đáp ứng tiêu chuẩn cấy ghép phẫu thuật ASTM F136  (ASTM surgical implant standard F136). 

  • Tiêu chuẩn ASTM F136 là một công thức, nó cho chúng ta biết cách tạo ra hợp kim, => xác nhận kết quả bằng các thử nghiệm thích hợp. Sau đó, một phòng thí nghiệm độc lập có thể cung cấp chứng chỉ kiểm tra nguồn nguyên liệu để bất kỳ ai yêu cầu nguyên liệu đó đều có thể có bằng chứng rằng nó an toàn. 
Chứng chỉ Mill - và nguyên liệu đến từ đâu?

 

Mill test report là gì?

Mill test report (Viết tắt là MTR) là một báo cáo thử nghiệm của nhà máy được chứng nhận. Báo cáo thử nghiệm Mill (MTR) ghi lại các đặc tính vật lý và hóa học của vật liệu.

Các chứng nhận đảm bảo chất lượng này thể hiện sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế của sản phẩm kim loại. Các tên gọi khác cho báo cáo thử nghiệm của nhà máy bao gồm:

Certified Mill Test Report
Certified Material Test Report
Mill Certification
Mill Inspection Certificate

  • NGUYÊN LIỆU ĐẾN TỪ ĐÂU? TẠI SAO KHÔNG SỬ DỤNG "ASTM F136" CỦA TRUNG QUỐC?

1 chứng chỉ mill đến từ Trung Quốc là không đủ vì nó chỉ phân tích thành phần chứ không xác nhận cách hợp kim được ghép lại với nhau. 1 bài test thành phần sẽ cho bạn biết trong đó có bao nhiêu % titan, bao nhiêu % nhôm nhưng không cho bạn biết chúng được ghép như thế nào - đó là 1 cái quan trọng của lớp cấy ghép, tại ghép bậy bạ nó đâu có ra đúng cái mình cần. 

VD: nếu bạn chỉ quăng hết thành phần của 1 cái bánh (đường, trứng, bột - đó có thể các nguyên liệu chính xác mà mình cần) vào lò nướng thì bạn không có được 1 cái bánh mà phải làm theo công thức mới ra được 1 cái bánh.

Về mặt cơ bản để tuân thủ ASTM bên ngoài các quốc gia có trong danh sách DFARS, Titanium phải được sản xuất, "chế biến" từ 1 nhà máy ở 1 trong những quốc gia hiện đang là thành viên của Defense Federal Acquisition Regulation Supplement (DFARS): 

  • Australia
  • Austria
  • Belgium
  • Canada
  • Czech Republic
  • Denmark
  • Egypt
  • Estonia
  • Federal Republic of Germany
  • Finland
  • France
  • Greece
  • Israel
  • Italy
  • Japan
  • Latvia
  • Luxembourg
  • Netherlands
  • Norway
  • Poland
  • Portugal
  • Slovenia
  • Spain
  • Sweden
  • Switzerland
  • Turke 
  • United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland

*(https://www.acq.osd.mil/dpap/dars/dfarspgi/current/index.html - link tham khảo về DFARS)

 * Các chứng chỉ Mill hợp lệ (từ 1 quốc gia có trong danh sách DFARS - Trung Quốc không có trong danh sách trên) sẽ yêu cầu thêm các thử nghiệm độc lập hơn nữa của tổ chức thứ 3 để xác nhận chất lượng.

 Vì vậy để sản xuất titanium tại nhà máy ở Trung Quốc với tiêu chuẩn ASTM/DFARS. Họ sẽ phải cần thêm tài liệu bổ sung. Tài liệu này sẽ bằng tiếng Trung Quốc và trong 1 hệ thống dựa trên tiếng Trung do chính phủ Trung Quốc điều hành. Vì vậy nó thực sự không thể xảy ra, họ không thể có thêm tài liệu bổ sung. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là nhập khẩu nguyên liệu tuân thủ ASTM từ các quốc gia có trong danh sách DFARS vào Trung Quốc.

  

  • Nếu bạn hơi khó hiểu thì nói chung là như này: 

 Giấy chứng nhận của nhà máy (chứng chỉ Mill) hợp lệ là nhà máy được liệt kê trên giấy đó phải ở 1 quốc gia tham gia vào các giao thức và tuân thủ theo ASTM (IOS hoặc WHO)! Quốc gia của nhà máy được liệt kê trên giấy nên là 1 quốc gia tham gia vào sự tuân thủ của DFARS trừ phi tài liệu tiếp theo cung cấp đủ thông tin. Các quốc gia kiểm soát chất lượng này được liệt kê trên DFARS 225.003 (10). Vì nếu chỉ kiểm tra thành phần trong đó có gì thì chẳng nói lên được điều gì cả, không nói lên được là chúng nó có lớp cấy ghép ra sao. Sau đó sẽ có 1 tổ chức thứ 3 đứng ra chứng nhận nó đúng với chất lượng đó.

NÊN CÁC KHUYÊN "ASTM F136" TITANIUM ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ CÁC NHÀ MÁY TRUNG QUỐC KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY. 

Không có gì chắc chắn khuyên đó đúng là ASTM F136 ngay khi có chứng chỉ Mill - vì chứng chỉ không hợp lệ!

 

ASTM là gì?

Bạn có thể tra thêm thông tin này trên Google về ASTM - https://www.astm.org

ASTM là gì? Chi tiết Tiêu chuẩn ASTM tiếng Việt

ASTM là tên viết tắt của Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials). ASTM International là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thực hiện phát triển và xuất bản các tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thuận tự nguyện cho loạt các vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ.

 ASTM được thành lập vào năm 1898. Tổ chức tiêu chuẩn ASTM ra đời trước các tổ chức tiêu chuẩn khác như BSI (1901), IEC (1906), DIN (1917), ANSI (1918), AFNOR (1926), và ISO (1947).

Các tiêu chuẩn của ASTM được đặt ra theo một tiến trình bao gồm các nguyên tắc về trở ngại kỹ thuật liên quan đến thỏa thuận buôn bán của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tiến trình đặt ra các tiêu chuẩn của ASTM có tính công khai và minh bạch, giúp cho các cá nhân và chính quyền tham gia trực tiếp và bình đẳng, trong một quyết định hợp nhất toàn cầu.

Với hơn 120 năm hoạt động, ASTM có hơn 30,000 hội viên đến từ hơn 140 quốc gia trên khắp thế giới. Tất cả cùng đóng góp, tạo ra hơn 12,200 các tiêu chuẩn quốc tế; 142 các Ủy ban kỹ thuật và hơn 1,900 các tiểu ủy ban kỹ thuật. Các tiêu chuẩn này được sử dụng và chấp nhận trên toàn thế giới trong các lĩnh vực như kim loại, sơn, chất dẻo, vải sợi, dầu hỏa, xây dựng, năng lượng, môi trường, các sản phẩm dịch vụ, dụng cụ y khoa và đồ điện tử,…

Tiêu chuẩn ASTM đóng vai trò như giấy thông hành trong chiến dịch thương mại toàn cầu hóa của một doanh nghiệp. Góp phần làm nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới.

 

Tiêu chuẩn ASTM

Bao gồm 6 chủ đề chính :

1. Tiêu chuẩn về tính năng kỹ thuật.

2. Tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm & thử nghiệm.

3. Tiêu chuẩn về thực hành.

4. Tiêu chuẩn về hướng dẫn.

5. Tiêu chuẩn về phân loại.

6. Tiêu chuẩn về các thuật ngữ.

Không phải cứ Titanium là an toàn!

Thông tin bổ sung

1- Titanium phải có thông số gì, thông số đó có đủ tiêu chuẩn để đeo/cấy vào cơ thể con người hay không. Không phải titan nào cũng có thể đủ tương thích để cấy ghép vào cơ thể con người được.

2- Kiểm tra nơi bán khuyên sử dụng khuyên của hãng sản xuất khuyên nào? Có giấy tờ (Mill) hợp lệ và được APP công nhận là ASTM F136 (F67, F138) hay không? Hay chỉ cứ nói là ASTM F136 là mình sẽ tin răm rắp? Các nhà sản xuất uy tín và tin cậy hiện nay: LeRoi, IS, Anatometal, BVLA, Body Gems, ..v..v - được Hiệp hội APP công nhận và là thành viên của hiệp hội này)

https://safepiercing.org - Link hiệp hội để khách hàng có thể tham khảo về hiệp hội này

3- Kiểm tra độ hoàn thiện, độ bóng của khuyên (các khuyên không phải của các hãng uy tín bán ra dù có đánh bóng hay xử lí trầy cháy cả máy thì nó vẫn không bằng được độ bóng/độ hoàn thiện của các hãng uy tín - bạn có thể cầm 1 khuyên titanium của bạn đến so sánh với titanium của nhà Steampunk) hoặc Titanium mà trầy xướt quá nhiều, độ bóng không như gương => không an toàn khi đeo (vì ASTM F136 phải đạt cấp độ bóng đủ tiêu chuẩn mới được - nhắc lại là hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn F2791 và F86).

4- Đá Swarovski chỉ cho thấy nếu khuyên sử dụng đá này thì khuyên sẽ sáng hơn sẽ đẹp hơn về độ lấp lánh chứ không liên quan đến độ an toàn khi đeo.

5- Titanium đủ thông số của các hãng uy tín bán ra sẽ không sản xuất Externally threaded, không sử dụng keo để dán đá vào mặt khuyên.

6- Giá thành: Thường chất lượng đi đôi với giá tiền (cùng 1 mẫu chênh nhau tận vài trăm đến vài triệu thì nó sẽ có điểm khác biệt, tại sao món này của LeRoi bán tận 2 triệu trong khi cùng là mẫu đó mà khuyên nhập từ Trung Quốc cũng nói là ASTM F136 mà chỉ có vài trăm nghìn?)
Chỉ cần cầm 2 chiếc khuyên lên so sánh tận mắt tận tay là bạn sẽ hiểu rõ tiền nào của nấy, của nấy về độ đẹp/hoàn thiện lẫn độ an toàn.

 

Có nên đeo khuyên thép 316L Stainless Steel?

Thép không gỉ - Stainless Steel

Thép không gỉ là vật liệu phổ biến nhất được sử dụng cho trang sức cơ thể, nhưng có rất nhiều sự nhầm lẫn về chính xác loại nào thích hợp cho trang sức cơ thể — và nó được gọi là gì. 

Thuật ngữ thép không gỉ phẫu thuật chỉ mô tả các loại thép được sử dụng trong các ứng dụng y tế. Những loại thép này rất thích hợp để chế tạo các dụng cụ phẫu thuật (như panh y tế..v..v) vì chúng dễ làm sạch và khử trùng, bền và chống ăn mòn. Tuy nhiên, nó không đề cập đến khả năng tương thích sinh học của hợp kim để sử dụng trong cơ thể. 

Thép thích hợp cho cấy ghép phẫu thuật hoặc đồ trang sức cơ thể được gọi là thép không gỉ cấp cấy ghép ASTM F138 . Thép cấp cấy ghép đã được chứng minh tính tương thích sinh học theo xác định của Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Hoa Kỳ (ASTM)Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO)

Các hãng sản xuất uy tín thuộc thành viên của APP (Safepiercing.org) đều có chứng nhận hợp lệ từ nhà máy cung cấp (gọi là chứng chỉ Mill). Điều này chứng nhận rằng các nguyên liệu thô sử dụng để làm trang sức cơ thể được bán tuân theo các tiêu chuẩn về tính tương thích sinh học, có nghĩa là nó an toàn khi đeo trong người. 

 

Không phải tất cả đồ trang sức trên cơ thể đều được làm từ vật liệu cấy ghép. Hãy mua tại cửa hàng phân phối khuyên của các hãng uy tín

 

Tại sao titanium lại được ưa chuộng hơn thép dù nó đủ thông số?
Titan là một nguyên tố tinh khiết (không phải hợp kim) và được sử dụng cho nhiều loại đồ trang sức trên cơ thể. Vì titan tự nhiên không chứa niken nên nó là sự thay thế hoàn hảo cho những người nhạy cảm với niken. Nó cũng có thể được Điện Phân các màu khác nhau mà không ảnh hưởng đến tính tương thích sinh học của nó. Thép dù có đủ thông số đi chăng nữa thì trong thép vẫn có 1 lượng nhỏ Niken (niken có thể dị ứng, tuy nhiên không phải ai cũng dị ứng niken) và thép không thể điện phân để đổi màu sắc được + việc có Niken nên đa số các thợ tại nước ngoài sẽ ưu tiên Titanium hơn,  chỉ là ưu tiên chứ vẫn có người dùng thép đủ thông số vì thép sẽ sáng hơn titanium 1 chút.

Giá thành: thép đủ thông số giá thành ngang ngửa với ATSM F136, không có chuyện là thép sẽ rẻ hơn đâu. Thép hàng cao cấp mọi thứ đều hoàn thiện

Các khuyên thép 316L trước giờ vẫn được gọi là khuyên basic hay classic để xỏ tặng kèm trong giá khuyên ấy thì nó vừa là externally vừa không đủ an toàn. Nhét vào cái lỗ xỏ của chúng ta thứ trang sức tốt nhất thì nó sẽ chóng lành hơn, hạn chế bị vấn đề hơn. Nên bất kỳ đồ trang sức bằng thép không gỉ nào Steampunk bán để xỏ cho lỗ mới/lỗ chưa lành đều tuân theo tiêu chuẩn ASTM F138 hoặc tuân thủ ISO 5832-1. , tuy nhiên loại thép 316L đã được loại bỏ/ngưng sử dụng được khoảng 2 năm nay, là tiệm xỏ đầu tiên tại Việt Nam 1 lần duy nhất bỏ toàn bộ thép 316l và các chất liệu dởm hơn để lên hàng tốt nhất trong khả năng Steampunk có)