AFTER CARE - CHĂM SÓC SAU XỎ KHUYÊN
- Vui lòng không chia sẻ hướng dẫn chăm sóc cho bất kì ai.
- Steri Wash: giúp làm mềm dịch tiết dính trên khuyên/lỗ nhanh hơn so với Nước muối mua tại quầy thuốc tây của Việt Nam, dễ dàng vệ sinh lỗ xỏ hơn => Steriwash giúp hạn chế tác động lực lên lỗ xỏ từ việc vệ sinh hơn. (1 lọ 90ml thường dùng 1 tháng sẽ hết, duy trì dùng Steriwash đến khi nào lỗ lành hoàn toàn)
- Giấy lụa (ưu tiên sử dụng loại tốt 1 chút mua ở các cửa hàng tiện lợi đều có)
- Tăm bông đầu nhọn hoặc gạc không dệt
- Mỗi ngày 2 lần: Lỗ mới xỏ chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng xung quanh để lấy đi bụi bẩn, tránh bị sưng và đau khi vệ sinh quá kĩ, sau 1 tháng nên vệ sinh kĩ để lỗ xỏ nhanh lành, hạn chế bị biến chứng.
- Rửa tay thật sạch với xà phòng Lifebouy (Tránh chạm vào xỏ khuyên của bạn với bàn tay chưa rửa, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng)
- Bước 1: Xịt một lượng Steri Wash vào lỗ xỏ (bạn có thể xịt Steriwash và chờ 3-5 phút cho dịch mềm ra rồi hẵn lau, như vậy sẽ dễ lau hơn và ít đau lỗ)
- Bước 2: Lau các dịch tiết đọng ở lỗ xỏ/khuyên và nước còn sót lại bằng gạc không dệt/tăm bông loại tốt (vì loại dễ xơ đầu bông thì xơ đó dễ quấn vào khuyên). Không để khuyên & khu vực da của lỗ bị di chuyển/xoay/đẩy/kéo trong lúc vệ sinh.
- Bước 3: Lau cả khu vực lân cận lỗ xỏ, điều này là rất cần thiết, ví dụ xỏ Helix bạn không nên chỉ vệ sinh mỗi lỗ mà nên vệ sinh toàn bộ tai để tránh các bệnh da liễu.
- Bước 4: Dùng giấy lụa vỗ nhẹ vào khu vực lỗ xỏ để thấm khô hết nước còn sót lại.
- Lau bằng tăm bông chỉ được cầm ở giữa tăm, không được cầm/sờ tay vào 2 đầu tăm vì sẽ bẩn tăm. Vệ sinh xong bảo quản tăm trong hộp kín để tránh bụi bẩn. Thao tác vệ sinh: Không lau chỗ bẩn sang chỗ sạch, đổi đầu bông liên tục, không dùng 1 đầu dơ lau đi lau lại.
- Đối với Lobe, Upperlobe nếu không làm khô mà để mặt sau tai bị ướt và dính xà phòng không lau chùi rửa hết đi thì khả năng bị viêm da nhiễm trùng sẽ cao hơn. Nếu dịch tiết quá khó để lấy ra, 2 tuần có thể sang Steampunk vệ sinh kĩ lại 1 lần
Những điều cần tránh
Tốc độ lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào phần lớn khách hàng chăm sóc lỗ xỏ có tốt hay không.
- Tránh đi bơi, tắm biển, ngâm mình trong bồn nước nóng khi lỗ chưa lành hoàn toàn
- Thi thoảng bạn nên kiểm tra ren vặn của khuyên tránh trường hợp lỏng chốt và rơi mất khuyên
- Tránh các chấn thương không đáng có như: ngủ đè lên lỗ, nghịch và xoay khuyên, va đập mạnh vào lỗ…v….v) Những hoạt động này có thể gây ra sự hình thành các mô sẹo khó coi và khó chịu, lỗ xỏ bị lệch, lỗ xỏ bị rách và các biến chứng khác. Về khuyên thì chúng có thể bị biến dạng do tác động lực lên khuyên.
- Không bôi bất kì thuốc mỡ hay các dung dịch diệt khuẩn mạnh khi không có chỉ định của thợ xỏ (cồn 70/90, oxi già, podivine, betadine, tea tree oil, kháng sinh dạng bột, dầu mù u, dầu gió, ..v..v) vì nó làm khô vùng da, phá hỏng các tế bào mới của lỗ xỏ khiến mô da lâu lành hơn, còn thuốc mỡ ví dụ như vaseline giúp ẩm vùng da tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Không nhét tăm, tỏi, cuốn chiếu, nhang,vv...v vào lỗ.
- Tránh xa thú cưng. Thú cưng rất dễ thương, nhưng chúng rụng lông. và dễ lây các bệnh ngoài da (VD: khách hay bị nấm mèo khi tiếp xúc với mèo có nấm)
- Tránh tất cả các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân trên hoặc xung quanh lỗ xỏ bao gồm mỹ phẩm, kem dưỡng da và thuốc xịt, v.v.
- Tránh uống rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, hoặc các chất có hại cho cơ thể vì nó sẽ kéo dài thời gian lành.
Điều gì là bình thường sau khi xỏ?
- Ban đầu: một số lỗ xỏ sẽ chảy máu, sưng cục bộ, đau (bị nhẹ thôi ạ) hoặc bầm tím.
- Trong thời gian chưa lành: lỗ xỏ sẽ đổi màu, ngứa, tiết ra chất dịch màu vàng trắng (không phải mủ) sẽ tạo thành một số lớp vảy trên khuyên
Downsize (Hạ kích thước thân khuyên)
Thông thường mới xỏ sẽ sử dụng thân khuyên có kích thước dài hơn một chút hoặc đường kính lớn hơn để phù hợp cho cả việc vệ sinh và sưng. Sau khi lỗ xỏ hết sưng/đã lành/đã ổn định, Steampunk đề xuất bạn nên quay lại tiệm để tiến hành hạ kích thước khuyên (ngắn hơn - chỉ đối với các lỗ đeo thân thẳng) để tránh trường hợp khuyên quá dài, trong sinh hoạt việc ngủ đè lên sẽ làm góc xỏ bị biến dạng/lệch góc/khó chăm sóc và dễ va quẹt.
- Tiếp xúc kim loại có thể dẫn đến trầy xước hoặc thiệt hại khác sẽ cần phải thay thế trang sức của bạn (không dùng kìm kẹp bằng kim loại để mở hay vặn khuyên).
Mẹo nhỏ nên làm
- Làm sạch giường có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng. Đặt 1c áo phông sạch sẽ trên gối của bạn, thay đổi thường xuyên cho đến khi vỏ gối của bạn được giặt, rất khuyến khích cho xỏ tai và mặt.
- Cột tóc cao nếu bạn là nữ và nên kẹp gọn gàng tóc tránh tóc vướng vào lỗ xỏ gây bẩn.
- Gối du lịch có thể giúp bạn tránh ngủ đè lên tai trong khi lỗ chưa lành.
- Uống đủ nước, bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể để thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương, ngủ sớm...v.v..)
- Không thức khuya hoặc stress tất cả các vết thương sẽ chậm lành
- Sử dụng 2 gương soi 1 trước 1 sau để dễ vệ sinh hơn
Các vấn đề? Câu hỏi?
Hầu hết các vấn đề D đều có thể giải quyết. Xin đừng ngần ngại liên hệ với D để được hướng dẫn bất cứ khi nào bạn có chút lo lắng về việc xỏ khuyên của mình. D không thể giúp đỡ nếu không nghe thấy gì từ khách hàng!
CẨM NANG CÁC VẤN ĐỀ VỀ LỖ XỎ
LỖ XỎ BỊ MỦ
Mủ là chất dịch giàu protein có màu trắng đục, vàng hay vàng nâu tích tụ tại vị trí bị nhiễm trùng.
Dịch này bao gồm các thành phần như tế bào chết, bạch cầu được huy động từ phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại các lại các tác nhân nhiễm khuẩn.
Khi tích tụ mủ ở trên hay gần bề mặt da thì gọi là mụn mủ hay mụn nhọt nhưng ở trong khoang mô kín thì gọi là áp-xe.
Nguyên nhân gây mưng mủ
là gì?
Mủ có thể xảy ra khi vi khuẩn/virus hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể/vết thương nói chung và lỗ xỏ nói riêng thông qua:
Các vết nứt hoặc rách ở da Vệ sinh kém = lỗ xỏ bị dơ
CÁCH XỬ LÍ:
Thông thường nếu chỉ bị mủ nhẹ khách hàng có thể ấn nhẹ quanh lỗ để mủ thoát ra ngoài và vệ sinh lỗ xỏ sạch sẽ bằng Steriwash (vệ sinh 3 lần/ngày cho tới khi hết mủ, khoảng 3 ngày. Sau đó hạ tần suất vệ sinh xuống như bình thường) Trường hợp bị sưng đỏ, đau nhức có mủ nên đến Steampunk để kiểm tra và xử lí ạ.
Lỗ xỏ sạch => hết mủ.
LỖ XỎ BỊ CHẢY MÁU
1. Cơ thể chúng ta đều có các mao mạch máu lớn bé chạy khắp cơ thể, thợ xỏ chỉ có thể tránh được các mạch máu to có thể nhìn thấy bằng mắt thường. còn các mạch quá nhỏ thì chịu không tránh nổi.
Mới xỏ xong các mạch máu chưa khép miệng lại được nên máu có thể ào ra bất kì lúc nào, có thể rỉ rỉ hoặc chảy thành giọt. Nếu chỉ rỉ thôi thì không sao, khách hàng cứ vệ sinh bình thường, nhưng nếu càng vệ sinh nó càng rỉ nhiều hơn thì bạn hãy dừng vệ sinh và không đụng chạm trong 36- 72 tiếng đồng hồ nhé - để các mạch máu có thể khép miệng ạ. (Khách hàng nào chảy nhiều hơn vui lòng liên hệ với Steampunk để xem lượng máu chảy và đưa ra cách xử lí thích hợp)
2. Đối với lỗ xỏ không đau nhức gì, và xỏ cũng đã trên 1 tháng lại có máu thì đó là hiện tượng mới chớm của Bump ạ: tác động lực lên lỗ xỏ nên lỗ bị tổn thương, toạc ra và chảy máu.
Cách xử lí: NGƯNG VIỆC TÁC ĐỘNG LỰC! 1 thời gian sau lỗ sẽ giảm sưng và không ra máu nữa. Miễn vết thương chưa lành hoàn toàn thì việc ra máu khi bị tổn thương là việc bình thường, đừng tác động lên và gây thêm tổn thương nữa là sẽ ổn. Hoặc ghé SP để kiểm tra trực tiếp.
LỖ XỎ BỊ SƯNG
Lỗ xỏ bị sưng do có tác động lực:
bao gồm va đập, nằm đè, mắc tóc, vệ sinh mạnh tay (có vài khách cơ thể nhạy cảm, chùi cái nhẹ nó cũng sưng đỏ lên 30 phút sau mới hết)..v...v
Nếu lỗ xỏ bị sưng do tác động lực bạn hãy kiểm tra xem thử khuyên có đủ dài không - nếu không đủ dài thì lỗ xỏ sẽ bị bó bởi khuyên, nặng hơn thì khuyên có thể bị lún vào trong lỗ.
Nếu đủ dài rồi thì bạn hãy giữ vệ sinh sạch sẽ lỗ xỏ để tránh có mủ và bị nặng hơn nha, lỗ sạch và sưng không quá nặng thì trong vòng 3 ngày kể từ khi sưng - lỗ xỏ sẽ giảm sưng dần từ ngày thứ 5.
Lỗ xỏ không phải sưng 1 kiểu nên Steampunk không thể ghi hết ra được vì nó còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Để đảm bảo lỗ xỏ vẫn trong tầm kiểm soát khách hàng hãy liên hệ hoặc đến kiểm tra khi cảm thấy lo lắng hoặc bị bất cứ vấn đề gì nhé.
LỖ XỎ BỊ NHÓI
Lỗ xỏ lâu lâu bị nhói khi da di chuyển hoặc khi chạm vào khuyên/lỗ.
NGUYÊN NHÂN:
Dịch tiết ra (huyết tương) không được lau đi ngay lập tức nên bị khô lại và đóng cứng ngay ở miệng lỗ hoặc thân khuyên. Dù nó chỉ bé như 1 hạt cát hoặc mỏng như 1 sợi tóc quấn quanh thân khuyên thì khi khô lại nó cũng sẽ cứng. Khuyên/da bị di chuyển thì dịch tiết cứng đó sẽ cạ vào lỗ và gây nhói/ đau/xót/rách/trầy xướt lỗ xỏ.
CÁCH XỬ LÍ:
1. Lau cho hết những dịch tiết đó ra khỏi lỗ hoặc thân khuyên. Khuyên không bị dính gì nữa thì lỗ sẽ hết
nhói.
2. Để yên khuyên và không di chuyển = không đau.
3. Downsize nếu lỗ xỏ đã trên 6-8 tuần.
Nhưng không khuyến khích khách hàng đẩy khuyên để làm gì vì như vậy sẽ rất lâu lành. Bị tình trạng như trên nếu được hãy sang Steampunk lau cho nhé.
LỖ XỎ BỊ NGỨA
1. Sau khi xỏ khoảng 1-2 tuần lỗ xỏ sẽ hay bị ngứa, nó sẽ ngứa điên lên trong khoảng 1-3 ngày sau đó sẽ không ngứa nữa (chỉ ngứa chứ không bị bất kì cái gì khác thì đó là hiện tượng bình thường. Bất kì vết thương nào cũng ngứa sau khi sang giai đoạn phục hồi (1 số vết thương nhỏ quá sẽ không ngứa)
2. Đã xỏ lâu rồi nhưng lại bị ngứa - bạn hãy kiểm tra xem lỗ xỏ hoặc khu vực quanh lỗ xỏ có mủ hay có bị bẩn không nha, bẩn cũng có thể ngứa đó ^^ (giống không gội đầu 1 tháng sẽ ngứa banh đầu luôn).
3. Trường hợp cuối, lỗ xỏ không có mủ và hoàn toàn bình thường nhưng lại ngứa quanh quanh khu vực có lỗ, da bị sần sùi mẫn đỏ, nổi hạt: Đi khám da liễu ngay nhé vì có khi bạn bị da liễu thôi chứ không liên quan đến lỗ xỏ, nó chỉ trùng hợp bị ngay chỗ lỗ xỏ (Như ảnh mô tả).
LỖ XỎ BỊ BUMP
Bạn có thể gọi là một kích thích (.irritation)
Nó không phải là SẸO. Nó được chia ra nhiều dạng khác nhau Nguyên nhân sau có thể dẫn đến bump - Tác động lực & Giữ vệ sinh cực kỳ kém (Nguyên nhân chính)
Nó không nguy hiểm, nhưng mà bạn có thể sẽ cảm thấy đau 1 chút và ngứa; nó cũng có thể chứa đầy máu và các chất lỏng khác.
Làm như nào để hết bump?
Cơ thể của chúng ta là 1 cỗ máy hoạt động tuyệt vời trong việc chữa lành vết thương.
Tuy nhiên, không có nghĩa là có các dị vật ở trong đó. Một khi chúng ta tự làm mình bị thương, cơ thể bắt đầu một loạt các bước để sửa chữa khu vực bị thương.
Xỏ khuyên về cơ bản là giống như
một vết thương. Bạn đặt dị vật vô trong để giữ vết thương nó luôn mở và bạn yêu cầu cơ thể của bạn chữa lành xung quanh khuyên, tạo ra mô mới. Nên chỉ cần lỗ xỏ của bạn khó chịu, nó sẽ có vấn đề ngay. Nên kiên nhẫn vì bump không thể hết ngay được
Bạn phải tìm được nguyên nhân vì sao nó bị và khắc phục nguyên nhân đó. Ví dụ: bump do nằm đè, ngưng nằm đè nó sẽ hết. Hoặc do kém vệ sinh thì phải vệ sinh đều đặn và sạch sẽ đủ các bước như SP đã hướng dẫn.
LỖ XỎ BỊ TIẾT DỊCH, ĐÓNG CỤC
Huyết tương - lỗ xỏ/vết thương tiết huyết tương là 1 việc rất bình thường của cơ thể, bất kì ai cũng có huyết tương. Vết thương khoẻ mạnh thì huyết tương sẽ tiết ít hơn, vết thương đang bị vấn đề thì huyết tương sẽ tiết nhiều hơn.
Không nên di chuyển khuyên nhiều vì huyết tương đóng bên ngoài lỗ/ngay thân khuyên lâu ngày sẽ dính bụi, vi khuẩn. Di chuyển khuyên trước khi làm sạch những cái vảy đó sẽ làm cho vi khuẩn, bụi đi vào vết thương => sưng mủ.
VỆ SINH NHẰM MỤC ĐÍCH LOẠI BỎ BỤI BẨN VÀ TƯƠNG, XIN HÃY GIỮ VỆ SINH SẠCH SẼ.
LỖ XỎ BỊ ĐÀO THẢI
Chỉ đơn giản 1 số vị trí xỏ có cấu trúc như Daith, Tragus, Rook, Navel, Surface, Eyebrow..v..v.. dù có xỏ thợ tay nghề cao, trang sức đắt đỏ xịn xò, mọi thứ đã đúng hết - nhưng cơ thể bạn không chấp nhận khi có dị vật lạ nhét bên trong nên cơ thể bạn sẽ đẩy nó ra ngoài dần thì bó tay ạ :(( đào thải có thể xảy ra ở bất cứ thủ thuật cấy ghép nào, không phải cứ xỏ nông là sẽ bị đào thải, kể cả những phẫu thuật sâu và phức tạp vẫn sẽ có trường hợp bị đào thải.
Tuy nhiên nếu chăm sóc lỗ xỏ tốt thì dù có đào thải, sẹo để lại vẫn sẽ đẹp hơn nhiều so với các lỗ xỏ không được chăm sóc tốt và giữ vệ sinh sạch sẽ.